Cách xử lý lún nghiêng hiệu quả như thế nào và lợi ích của phương pháp này đem lại ra sao là câu hỏi của nhiều gia chủ hiện nay. Việc các công trình được xây dựng liền nhau ít nhiều cũng ảnh hưởng đến cấu trúc chung của ngôi nhà.
Nguyên nhân khiến nhà của bạn bị lún nghiêng
Việc ngôi nhà của bạn xảy ra tình trạng lún nghiêng do nhiều nguyên nhân tác động, nhưng chủ yếu được đánh giá từ móng nhà lúc xây dựng ban đầu có được xây dựng chắc chắn hay không cũng là yếu tố tác động đến tình trạng nhà bị nghiêng hiện nay.
Móng nhà là một trong những yếu tố quan trọng nhất cần được lưu ý khi xây nhà hoặc nhiều công trình xây dựng khác. Đây là nơi quyết định cho sự kiên cố, bền vững và là nền tảng nâng đỡ cả công trình.
Hiện tượng nhà đang xây dựng bị lún nghiêng, đã không còn xa lạ gì với người dân ở các khu đô thị nhiều nhà sang sát nhau. Với nhiều nguyên nhân và mức độ khác nhau, chúng ta có cách xử lý lún nghiêng hiệu phù hợp và hiệu quả.

Xử lý lún nghiêng – độ nghiêng nhà bao nhiêu là nguy hiểm?
Nhà nghiêng bao nhiêu là nguy hiểm, độ nghiêng cho phép của nhà ở là bao nhiêu và đâu là nguyên nhân gây ra nhà nghiêng, biện pháp khắc phục chính là yếu tố quan trọng để khắc phục tình trạng nhà bị nghiêng.
Bước 1:
Khi gặp một công trình liền kề hiện hữu có nguy cơ sập đổ trong quá trình thi công, nhà thầu thi công cần kịp thời thông qua chủ đầu tư, chủ nhà để phối hợp với chủ sở hữu công trình hiện hữu đưa ra các giải pháp xử lý mà các bên cùng chấp nhận và thống nhất.
Việc chống đỡ cho công trình liền kề hiện hữu trong quá trình thi công là một trong những biện pháp xử lý cần làm ngay.
Bước 2:
Sử dụng các giải pháp đơn giản dễ thi công cho hệ thống tường vây như: Móng cọc nhồi tạo lỗ kiểu xoay hoặc tường neo đất. Đối với giải pháp móng cọc nhồi tạo lỗ kiểu xoay để chống vách nên để lại ống vách cho các cọc sát nhà liền kề hiện hữu.
Móng cọc nhồi đào bằng máy gàu ngoạm phải làm cừ chắn đủ độ sâu tại đường phân giới khu đất và không nhất thiết thu hồi sau khi làm xong móng công trình. Đối với giải pháp neo tường chắn trong đất thì cần được thoả thuận của cơ quan có thẩm quyền và chủ sử dụng đất liền kề.

Bước 3:
Cần có biện pháp chống thành vách bằng cừ thép hoặc cừ bê tông ứng lực trước đối với trường hợp thi công sát nhà bên có tải lớn tác động lên đất cũng như khi công trình làm hố móng sâu hơn đáy móng nhà bên. Thiết kế tường cừ phải chú ý đến văng chống và neo đảm bảo biến dạng trong phạm vi được phép. Biện pháp thi công phải được Chủ nhiệm dự án phê duyệt để làm cơ sở pháp lý để thực hiện.
Bước 4:
Kiểm tra lại kết cấu móng xem nó là móng sâu hay móng cạn.
Bước 5:
Với những công trình đang thi công chúng ta phải thường xuyên tiến hành theo dõi tiến độ và chất lượng gia cố nền móng, để tránh trường hợp làm ẩu, bỏ bớt, cắt xén nguyên liệu ảnh hưởng tới chất lượng công trình sau này.
Bước 6:
Nên thuê các đơn vị tư vấn thiết kế có kinh nghiệm để thiết kế biện pháp thi công nền móng phù hợp với hiện trạng khu đất ở đó.
Bước 7
Nếu công trình bạn đang thi công mà có hiện tượng lún nghiêng như đã nói trên, tốt nhất là bạn nên chống lún không cho nghiêng nữa, nếu bạn không xử lý ngay thì sau này chi phí xử lý căn chỉnh nhà cho thẳng lại là rất tốn kém.
Hãy liên hệ với chúng tôi Công ty TNHH Xử lý lún nghiêng Việt Nam để tìm hiểu thêm về công tác xử lý lún nghiêng và những vấn đề liên quan nhé!
THÔNG TIN LIÊN HỆ CÔNG TY XỬ LÝ LÚN NGHIÊNG VIỆT NAM
Địa chỉ: Số 1-A21, phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Email: lienhe@xulylunnghieng.vn
Hotline: Mr. Việt: 0908.486.986 – Mr. Khánh: 0913.213.966
Website: xulylunnghieng.vn