Chia sẻ cách làm nền nhà không bị lún hiệu quả nhất

Rate this post

Trong xây dựng, việc làm nền nhà không bị lún là một trong những yếu tố hết sức quan trọng, quyết định sự bền vững và an toàn của công trình. Nền nhà lún có thể dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng như nứt tường, lún sàn, hoặc thậm chí là sự sụp đổ của công trình. Vì vậy, bài viết này sẽ chia sẻ những cách làm nền nhà không bị lún hiệu quả nhất nhé!

Cách làm nền nhà không bị lún
Cách làm nền nhà không bị lún

Tìm hiểu các loại đất nền phổ biến

Để áp dụng chính xác cách làm nền nhà không bị lún, trước tiên khi xây dựng cần nắm rõ loại nền đất ở khu vực định xây.
Nền đất xây dựng được chia thành 2 loại: nền tự nhiên và nền nhân tạo.
  • Nền tự nhiên: Đây là nền đất có kết cấu tự nhiên, nằm sát bên dưới móng. Nền này đã đủ chắc chắn nên khi xây dựng không cần dùng các biện pháp kỹ thuật để cải thiện tính chất của nền.
  • Nền nhân tạo: Cũng là lớp đất ngay dưới móng. Nhưng nền đất không đủ khả năng chịu lực. Do đó cần dùng thêm các biện pháp gia cố để tăng khả năng chịu lực cho nền.
Cụ thể:
  • Đệm thêm lớp vật liệu rời: cát, đá… để thay phần đất yếu phía dưới móng.
  • Gia tải trước bằng cách tác động tải trọng ngoài trên mặt đất nền nhằm giảm hệ số rỗng của khung hạt đất.
  • Gia tải trước kết hợp tăng tốc độ thoát nước để giảm thể tích lỗ rỗng đối với nền đất yếu.
  • Cọc vật liệu rời (VD: cọc cát) nhằm giảm hệ số rỗng của khung hạt đất, tăng cường độ chắc chắn của nền đất.
  • Dùng vữa xi măng hoặc vật liệu liên kết để tăng lực dính giữa các hạt đất, giảm thể tích lỗ rỗng.
Tìm hiểu các loại đất nền phổ biến
Tìm hiểu các loại đất nền phổ biến

Các cách làm nền nhà không bị lún hiệu quả nhất

Nền đất yếu, và có khả năng chịu tải thấp sẽ dễ dẫn tới tình trạng sụt lún trong quá trình xây dựng. Do đó, để đảm bảo nền nhà không bị lún trong quá trình xây dựng cũng như sử dụng bình thường, thì nền nhà phải được thi công bằng cách:
  • Nén chặt 1 phần hoặc là toàn bộ đất nền mà có tính chất đất xây dựng không phù hợp.
  • Thay đổi 1 phần hoặc toàn bộ đất nền có tính chất đất xây dựng không phù hợp bằng đệm cát, hay sỏi, sạn hoặc dùng những loại đất khác tương tự.
  • Đắp đất (hay bằng thủy lực hoặc là đắp theo từng lớp) để làm đệm và phân bố dưới móng của các công trình nhà ở.
  • Gia cố đất nền trước khi thực hiện xây nhà bằng các phương pháp như hóa học, điện hóa học, và nhiệt…
Các biện pháp để lèn chặt đất nền trước khi thi công xây nhà được thực hiện như sau:
  • Đầm chặt để có thể triệt tiêu tính chất lún của đất.
  • Nếu nền đất lún ướt và có chiều sâu lớn, thì dùng cọc đất để triệt tiêu được tính chất lún. Cọc đất cần được lèn chặt ở chiều sâu có thể lên tới 15m.
  • Đối với đất cát hoặc đất lún ướt dạng lớt, thì dùng nổ để lèn chặt được nền đất.
  • Nền đất cát thì có thể lèn chặt bằng cách dùng máy rung, hay đầm rung.
Các cách để giữ cho đất không bị thay đổi tính chất xây dựng trong thi công và sử dụng, phòng tác dụng của nước:
  • Tiến hành xây dựng những rãnh phân nước quanh công trình.
  • Đặt ống nước và bể chứa nước ở 1 khoảng cách an toàn, đảm bảo không cho nước tràn.
  • Tiến hành xây dựng nền nhà các mảng ít thấm nước bằng đất nén chặt….
Các cách làm nền nhà không bị lún hiệu quả nhất
Các cách làm nền nhà không bị lún hiệu quả nhất

Các cách giảm độ nhạy của công trình với sự biến dạng của nền nhà

Ngoài áp dụng những cách làm nền nhà không bị lún ở trên thì trong quá trình thiết kế, thi công, cũng cần tính toán đến độ nhạy của công trình và các thiết bị kỹ thuật đối với khả năng biến dạng của nền nhà. Có thể tham khảo một số biện pháp giảm độ nhạy dưới đây:
  • Nâng cao độ bền và độ cứng của nhà, thực hiện bằng cách:
  • Sử dụng giằng bê tông cốt thép giữa các tầng hoặc các giằng xây có cốt.
  • Cắt công trình thành từng đoạn với chiều cao phù hợp.
  • Dùng cốt thép có kết cấu phù hợp với tính toán thiết kế nhà ở có tác động của lún nền.
  • Tăng cường neo và liên kết cức cho các kết cấu đúc sẵn khi xây nhà.
  • Có thể xây tầng hầm dưới toàn bộ diện tích của nền nhà.
  • Tăng tính dễ uốn của nhà bằng cách dùng kết cấu mềm hoặc kết cấu chia đoạn nếu công trình cho phép. Khi đó, các biện pháp áp dụng sẽ nhằm đảm bảo:
  • Tính ổn định của các cấu kiện riêng trong kết cấu khi độ biến dạng của nền tăng.
  • Tăng diện tích gối của các cấu kiện riêng biệt.
Việc làm nền nhà không bị lún không chỉ giúp bảo vệ sự an toàn của công trình mà còn nâng cao giá trị thẩm mỹ và sự bền vững của ngôi nhà. Để đạt được hiệu quả tối ưu, hãy chắc chắn rằng bạn lựa chọn đất xây dựng phù hợp, thiết kế móng kiên cố, và luôn kiểm tra, bảo trì nền nhà định kỳ. Những phương pháp trên sẽ giúp nền nhà của bạn luôn vững chắc và bền bỉ theo thời gian.
Hãy áp dụng ngay những cách thức này để đảm bảo nền nhà không bị lún và mang lại sự an tâm cho ngôi nhà của bạn!
Mọi thông tin tư vấn và sử dụng dịch vụ, xin vui lòng liên hê: