Gia cố móng là bước quan trọng để đảm bảo công trình có nền tảng vững chắc, đặc biệt với những khu vực có nền đất yếu. Tuy nhiên, việc tính toán chi phí gia cố móng thường khiến nhiều chủ đầu tư bối rối. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách tính chi phí gia cố móng một cách chi tiết và dễ hiểu.

Hiểu rõ về gia cố móng
Gia cố móng là quy trình sử dụng các biện pháp kỹ thuật để tăng cường độ bền của nền đất nhằm đảm bảo tính ổn định cho công trình xây dựng. Tùy vào điều kiện địa chất của khu vực, các biện pháp gia cố có thể bao gồm ép cọc, đóng cọc, phun vữa, bơm xi măng đất
Tại sao cần tính chi phí gia cố móng ?
Việc tính toán chi phí gia cố móng không chỉ giúp chủ đầu tư dự đoán được kinh phí cần thiết mà còn giúp xác định biện pháp gia cố hiệu quả nhất. Nếu bỏ qua bước này, rủi ro về lún móng hay sụt lún công trình có thể sẽ gây ra nhiều thiệt hại lớn về sau.

Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí gia cố móng
Loại đất và điều kiện địa chất
Loại đất tại khu vực xây dựng có ảnh hưởng lớn đến chi phí gia cố móng. Đất yếu, đất sét mềm, hoặc đất dễ lún cần phải có các biện pháp gia cố phức tạp và tốn kém hơn so với đất cát hoặc đất sét cứng.
Kích thước và loại công trình
Quy mô và thiết kế của công trình cũng quyết định chi phí gia cố móng. Công trình lớn, nhiều tầng yêu cầu nền móng chắc chắn hơn, do đó chi phí sẽ cao hơn so với công trình nhỏ, ít tầng.
Phương pháp gia cố móng
Hiện nay có nhiều phương pháp gia cố móng như ép cọc, đóng cọc, bơm vữa xi măng. Tùy vào độ phức tạp và thiết bị sử dụng mà mỗi phương pháp sẽ có mức chi phí khác nhau.
Địa hình và mức độ phúc tạp của khu vực
Khu vực xây dựng nằm trên địa hình phức tạp, có độ dốc lớn hoặc gần các công trình khác cũng sẽ làm tăng chi phí gia cố móng do đòi hỏi các biện pháp an toàn bổ sung.

Cách tính chi phí gia cố móng
Để tính được chi phí gia cố nền móng chúng ta cần lựa chọn phương pháp gia cố nền móng phù hợp và hiệu quả thì cần phải căn cứ vào:
- Tuổi thọ công trình hay nói cách khác chính là thời gian xây dựng công trình.
- Hiện trạng kết cấu: móng mất khả năng chịu lực hay do tác động ngoại lực như nguồn nước ngầm, địa hình đất,…
- Các thay đổi tác động lên công trình: chuyển đổi kết cấu móng, khắc phục, đảm bảo an toàn cho công trình.
Hiện nay có 6 phương pháp gia cố móng hiệu quả được ưa chuộng sử dụng và mỗi phương pháp sẽ có những chi phí khác nhau cụ thể là:
Phương pháp đổ bê tông
Đây là phương pháp đơn giản nhất giúp mở rộng móng nhà cũ. Được thực hiện như sau:
- Đào bỏ lớp đất cũ: đào đến độ sâu thích hợp
- Đổ bê tông lên hố đào: sử dụng máy trộn bê tông như: bồn trộn, máy trộn mini để đẩy nhanh tiến độ. Đồng thời, đảm bảo chất lượng bê tông.
- Sau khi bê tông đặc lại, thì tiếp tục đào sang hố bên cạnh.
Phương pháp dầm gánh
Sử dụng dầm gánh để gia cố nền móng. Đây là phương pháp nâng cao của phương pháp đổ bê tông.
- Ưu điểm: thi công nhanh, khả năng chịu tải trọng cao.
- Hạn chế: hướng tiếp cận và công năng sử dụng của dầm gánh bị giới hạn.
Xem thêm:

Phương pháp sử dụng dầm và móng trụ
- Điều kiện áp dụng: Móng có chiều sâu dưới 6m.
- Kích thước dầm được chọn phải phụ thuộc vào địa hình nền đất và tải trọng truyền xuống. Dầm được đổ ở vị trí truyền trọng tải vào móng cũ bên dưới.
Phương pháp sử dụng cọc kích thước nhỏ
- Phương pháp này phù hợp với móng có độ sâu từ trên 5m, địa hình phức tạp và độ tiếp cận móng khó.
- Cọc được làm bằng bê tông hoặc thép với đường kính 15-30 cm. Được ép vào đất để tạo khả năng chịu lực cho nền móng.
Phương pháp sử dụng nhiều cọc
- Phương pháp này sẽ sử dụng nhiều cọc hơn đặt sát nhau. Đồng thời, chúng được liên kết với nhau bằng 1 khối bê tông tổng hợp.
- Phương pháp này phù hợp với nơi đất có tính sét và bị ngập nước.
Phương pháp gia tải trước
- Phương pháp gia cố nền móng này chỉ áp dụng cho móng đơn, móng bằng với công trình từ 5-10 tầng.
- Yêu cầu của phương pháp này là: trước khi gia cố thì đất phải được đầm nén để có khả năng chịu được tải trọng nhất định.
Chi phí gia cố nèn móng còn phục thuộc vào diện tích từng công trình. Chính vì vậy để nhận được báo giá chuẩn nhất, Quý khách nên liên hệ trực tiếp với các đơn vị thi công gia cố nền móng như Công ty xử lý lún nghiêng Việt Nam.

Những lưu ý để đảm bảo độ vững chắc cho móng nhà
Khảo sát địa chất kỹ lưỡng
Một trong những bước quan trọng trong quy trình làm móng nhà chính là khảo sát địa chất xây dựng kỹ càng. Trước khi xây nhà, thông thường nhà thầu sẽ tiến hành khảo sát địa chất, điều kiện đất nền tại địa điểm thi công để tránh tối đa các vấn đề xấu có thể xảy ra trong tương lai do sụt lún công trình đồng thời giúp đề ra phương án xây dựng nền móng hiệu quả tiết kiệm được chi phí xây dựng.
Để công trình tồn tại và sử dụng được một cách bình thường, loại đất thích hợp để làm móng nhà phải đảm bảo chặt và kiên cố, khô ráo, khả năng thấm cao và khó xảy ra tình trạng nghiêng lún. Bên cạnh đó, chủ nhà cũng tránh xây móng ở những nơi có mức nước quá cao, dễ gây ẩm thấp nhằm tránh được vấn đề sàn nhà bị ẩm thấp, lạnh lẽo, nghiêng lún và hạn chế ô nhiễm nguồn nước.
Phải lựa chọn loại móng phù hợp
Chúng tôi cũng đã nhiều lần nhấn mạnh rằng việc lựa chọn loại móng quyết định chất lượng công trình nhà ở. Để làm được việc này bạn cần nắm một số loại móng thông dụng đối với từng loại nhà ở, sau đó bàn bạc với chủ đầu tư, nhà thầu để kiểm tra và lựa chọn phương án phù hợp nhất cho công trình của mình.
Đảm bảo quy trình thi công
Việc đổ móng nhà không đảm bảo sẽ dẫn đến nhiều tác hại nghiêm trọng như nứt sàn bê tông, thấm sàn, sụt lún, nghiên, tuổi thọ công trình thấp. Vì thế, để đảm bảo chất lượng các công trình cần chú ý nghiên cứu, tính toán kỹ lưỡng và thiết kế khoa học.

Quy trình xây móng nhà bao gồm các công việc cơ bản theo thứ tự sau:
- Đào hố móng.
- Làm phẳng mặt hố móng.
- Kiểm tra cao độ lót móng.
- Đổ bê tông lót và cắt đầu cọc.
- Ghép cốp pha móng.
- Đổ bê tông móng.
- Tháo cốp pha móng.
- Bảo dưỡng bê tông móng sau khi đổ.
- Lựa chọn nguyên vật liệu đảm bảo chất lượng
Quá trình chọn lựa nguyên vật liệu để đổ móng nhà cũng là một nhân tố đóng góp quan trọng trong việc mang lại chất lượng công trình. Nên ưu tiên chọn mua các loại nguyên vật liệu có chất lượng tốt, tránh trường hợp bị chủ thầu cắt xén khối lượng hoặc thay đổi từ loại 1 sang loại 2 ảnh hưởng đến toàn bộ công trình xây dựng.
Giám sát quá trình thi công chặt chẽ
Đây là khâu vô cùng quan trọng trong toàn bộ quy trình. Theo chúng tôi, bạn nên tìm đến sự hỗ trợ của những người có kinh nghiệm để giúp bạn thực hiện việc này nhằm đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm thời gian.
Việc tính toán chi phí gia cố móng trước khi xây dựng là bước không thể thiếu giúp đảm bảo độ an toàn và bền vững cho công trình. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết để tính toán chi phí một cách hiệu quả và tiết kiệm nhất.
CÔNG TY XỬ LÝ LÚN NGHIÊNG VIỆT NAM
Địa chỉ: Số 1-A21, phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Email: lienhe@xulylunnghieng.vn
Hotline: Mr. Việt: 0908.486.986 – Mr. Khánh: 0913.213.966
Website: xulylunnghieng.vn
Xem thêm :
- Thần đèn Đỗ Quốc Khánh – gây dựng nên một ngành nghề mới ở Việt Nam
- Top công ty xử lý nhà lún nghiêng tốt nhất được nhiều khách hàng lựa chọn năm 2023
- Các bước xử lý lún nghiêng tại Hà Nội bạn nên biết
- Cách xác định nhà bị nghiêng và các bước xử lý lún nghiêng tại Hà Nội hiệu quả