Thần Đèn Đỗ Quốc Khánh – hành trình từ người thợ tới thần đèn xử lý lún nghiêng

5/5 - (100 bình chọn)

Khi nhắc đến việc xử lý những công trình bị lún nghiêng, không thể bỏ qua cái tên Thần Đèn Đỗ Quốc Khánh. Với hơn 30 năm kinh nghiệm trong nghề, ông không chỉ là một người thợ tay nghề cao mà còn được mệnh danh là “thần đèn” với khả năng giải cứu những công trình gặp sự cố lún, nghiêng, đảm bảo an toàn và độ bền lâu dài. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu hành trình trở thành thần đèn của ông qua bài viết sau nhé!

Thần Đèn Đỗ Quốc Khánh
Thần Đèn Đỗ Quốc Khánh

Con đường đi đến thành công của Thần Đèn Đỗ Quốc Khánh

Năm 1984, ông về nước sau 10 năm tu nghiệp tại Đại học Kỹ thuật VUT – BRNO (Tiệp Khắc) với chuyên ngành mô phỏng hệ thống về năng lượng. Theo ông Khánh, hồi đó, đây còn là ngành học khá mới mẻ trên thế giới và hoàn toàn vắng bóng ở Việt Nam.

Hăm hở về nước với ước nguyện đóng góp cho sự phát triển của đất nước, nhưng “thần đèn” đã ngã ngửa người, khi tới đâu, người ta cũng lắc đầu từ chối nhận ông chỉ vì lý do: Ngành học quá lạ! Gần chục lần đi xin việc, song ông vẫn thất nghiệp ở nhà “xơi nước”. Thậm chí, ngay cả khi đã được nhận vào làm, chỗ đứng của ông vẫn thấp thỏm từng ngày.

Được nhận vào làm việc tại Viện Khoa học kỹ thuật xây dựng sau thời gian dài chật vật, ông Khánh sớm có màn thể hiện với việc chống lún cho Nhà khách La Thành. Hăm hở ứng dụng những kiến thức học được, nhưng đó vẫn là chưa đủ để giúp ông khẳng định tên tuổi.

Quá trình thi công hoàn thành, đúng theo kế hoạch, nhưng việc chống nghiêng cho Nhà khách La Thành vẫn không thể thực hiện, đồng nghĩa rằng, công việc mới thành công một nửa. Nhưng dù sao, ông cũng được đơn vị đánh giá cao về năng lực.

Một tình huống khác, mà chính người trong cuộc như ông cũng không thể lý giải nổi nguyên nhân đưa đến thái độ “lạ” của lãnh đạo đơn vị. Năm 1991, ông Khánh tham gia cùng đoàn thi công về việc chống lún cho chợ Đồng Xuân. Rút kinh nghiệm từ lần trở ngại trước, thay vì dùng sức người để nâng, ông Khánh đã tự chế tạo chiếc máy thay thế sức người, mà giá thành không thay đổi.

Sau khi ý kiến và mô hình được trình lãnh đạo, ông Khánh đã bị quở trách vì… tự ý làm mà không xin phép trước và nó “vượt ra ngoài sự chỉ đạo”. Ít lâu sau đó, ông bị cho nghỉ việc tạm thời không lương mà chính ông cũng không được cho biết lý do. Không thể chịu đựng được lâu, ông quyết định nộp đơn nghỉ việc.

Bởi, theo ông, đơn giản chỉ vì “nếu vẫn tiếp tục công tác, tôi sẽ không thể ứng dụng những kiến thức và công nghệ mình được học vào thực tế và theo sở thích của mình, trong khi đây hoàn toàn là những ứng dụng tiến bộ”.

Và cũng từ đây, con đường về cái nghề chưa có dấu ấn tại Việt Nam mở ra với ông, Đỗ Quốc Khánh nghiễm nhiên trở thành người mở đường cho nghiệp can thiệp tình trạng các công trình sụt, lún tại Việt Nam. Sau những thành công trong thời gian làm cai thầu cho các công trình thủy lợi, nhưng phải đến năm 1993, sự nghiệp chống lún, nghiêng của vị “thần đèn” đất Bắc mới được khẳng định, khi ông được mời làm chủ nhiệm công trình nghiên cứu “chống lún nghiêng” của Trung tâm Nền móng, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội.

Năm 2003, ông chính thức thành lập Công ty Xử lý lún nghiêng Việt Nam, do ông làm giám đốc kiêm thợ thi công. Cái tên “thần đèn” về lún nghiêng cũng từ đây mà phổ biến.

Con đường đi đến thành công của Thần Đèn Đỗ Quốc Khánh
Con đường đi đến thành công của Thần Đèn Đỗ Quốc Khánh

Những thành tưu đạt được của Thần Đèn Đỗ Quốc Khánh

Thần đèn Đỗ Quốc Khánh sinh năm 1955, người Đại Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội, thi đỗ ĐH xây dựng với số điểm gần như tuyệt đối (năm 1973) và được Nhà nước cho đi du học tại Tiệp Khắc (cũ).

  • 1973 – 1978: Được cử sang Tiệp Khắc học Đại học, chuyên ngành Tự động hóa – Điều khiển học
  • 1978 – 1980: Bảo vệ luận văn Thạc sĩ tại Tiệp Khắc (Bằng đỏ)
  • 1980 – 1984: Kỹ sư Máy tại Hãng ô tô SKODA (Tiệp Khắc)
  • 1984: Làm việc tại Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng Việt Nam
  • 1999: Thành lập Công ty TNHH Xây dựng Tân Mai
  • 2003: Giải Ba – Giải thưởng Sáng tạo khoa học Việt Nam VIFOTEC và Thành lập Công ty Xử lý lún nghiêng Việt Nam
  • 2008: Giải Đặc biệt – Giải thưởng Sáng tạo khoa học Việt Nam VIFOTEC
  • 2009: Giải Công trình di dời nặng nhất trong năm – Hiệp hội di dời nhà quốc tế
  • 2009 – 2011: Chủ trì đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước về di dời và xử lý lún nghiêng nhà, do Bộ Khoa học & Công nghệ cấp
  • 2013: Giải Nhất – Giải thưởng Sáng tạo khoa học Việt Nam VIFOTEC ; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.
Những thành tưu đạt được của Thần Đèn Đỗ Quốc Khánh
Những thành tưu đạt được của Thần Đèn Đỗ Quốc Khánh

Sứ mện và định hướng tương lai

Đối với Thần Đèn Đỗ Quốc Khánh, công việc không chỉ là một nghề nghiệp mà còn là sứ mệnh. Ông luôn tâm niệm rằng việc xử lý lún nghiêng không chỉ bảo vệ tài sản của người dân mà còn góp phần bảo tồn những giá trị kiến trúc quý giá của đất nước. Ông và đội ngũ của mình luôn không ngừng nghiên cứu và cải tiến phương pháp để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

Trong tương lai, ông Khánh đặt mục tiêu tiếp tục mở rộng quy mô công việc, chia sẻ kinh nghiệm và đào tạo đội ngũ thợ trẻ để tiếp nối hành trình này. Với tầm nhìn xa và tâm huyết với nghề, Thần Đèn Đỗ Quốc Khánh không chỉ là người cứu giúp những công trình mà còn là người đặt nền móng cho sự phát triển bền vững của ngành xây dựng Việt Nam.

Hành trình từ người thợ xây dựng bình thường đến “thần đèn” xử lý lún nghiêng của Đỗ Quốc Khánh là minh chứng cho sự đam mê, cống hiến và kiên trì. Với những thành tựu vượt trội, ông không chỉ là niềm tự hào của ngành xây dựng mà còn là người mang lại niềm tin và sự an toàn cho hàng ngàn người dân trên cả nước.

Thông tin liên hệ: